CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN NÀY.
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, ví điện tử ra đời có thể giúp người tiêu dùng lưu trữ thông tin cá nhân và mua hàng một cách nhanh chóng.
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Gartner, tổng giá trị thanh toán thông qua di động trên toàn thế giới năm ngoái lên tới 235.400.000.000 đô la, tăng 45% và dự báo sẽ tiếp tục tăng lên 325 tỷ USD trong năm nay. Đặc biệt, nhu cầu thanh toán phổ biến nhất là việc mua bán trực tuyến.
Xem thêm: dịch vụ chuyển tiền sang trung quốc tại đây
Thanh toán qua ví điện tử, người mua sau khi chọn mục hàng chỉ mất 3-5 phút để nhập lệnh, chọn hình thức thanh toán tài khoản có sẵn trong các “ngăn” ví điện tử và kích hoạt là đã xong bước trả tiền. Người bán cũng biết được số tiền đã được chuyển giao bởi người mua “sang” ví của mình và được các ngân hàng bảo lãnh.
Ra đời tại Việt Nam từ năm 2008 trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử ần các công cụ thanh toán thích hợp, ví điện tử được kỳ vọng sẽ giúp người mua và người bán nhanh chóng kết nối với nhau. Trong giai đoạn 2009 – 2013, các trang web tích hợp thanh toán trực tuyến tăng hơn 30 lần, trong đó có sự hiện diện của những chiếc ví điện tử. Nhưng sau 5 năm phát triển, ví điện tử vẫn đang lận đận tìm kiếm một chỗ đứng trên thị trường. Đến cuối năm 2013, đã có hơn 1,84 triệu chiếc ví điện tử, tổng khối lượng giao dịch trong năm là 23 350 tỷ đồng (khoảng 1,1 tỷ USD). So với kích thước của thị trường thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, con số này vẫn còn khiêm tốn, bởi vì riêng thị trường thẻ tổng doanh số giao dịch trong nước đã lên tới 1,1 triệu tỷ đồng (52 tỷ USD).
Miếng bánh của thị trường không dễ dàng gì bị nuốt chửng bởi khách hàng thường chọn các nhãn hiệu có uy tín vì vậy các doanh nghiệp mới lại càng phải chật vật. Người khổng lồ PayPal đã có hơn 15 năm nay dẫn đầu thị trường toàn cầu, mặc dù có rất nhiều ví điện tử đã tuyên chiến để giành lại vị trí này. Hoặc ở Trung Quốc, với sự tăng trưởng nhanh chóng của Taobao, ví điện tử Alipay chiếm 60% thị phần.
Bên cạnh đó, khung pháp lý cho hoạt động thanh toán điện tử chưa ra đời khiến cho người tiêu dùng còn e ngại do không có chế tài để bảo vệ khi có các hành vi gian lận và tranh chấp.
Bảo mật và lạ lẫm về thương hiệu, công nghệ cũng là một rào cản mà khiến người dùng không quan tâm đến dịch vụ này. Ví dụ, rất nhiều các cửa hàng Starbucks trên thế giới cho phép khách hàng gọi đồ uống thông qua ứng dụng “e-menu”, sau đó để cho họ phải trả ngay lập tức thông qua ứng dụng ví điện tử trên các thiết bị di động. Nhưng ở Việt Nam, sự kết nối này vẫn còn thiếu.
>>> Thượng đế cũng có nhiều mánh khi mua hàng ở chợ ảo
- PayPal: Được thành lập vào năm 1998 tại Mỹ bởi Max Levchin và Peter Thiel, công ty nắm giữ thị phần thanh toán thông qua di động có doanh thu toàn cầu lớn nhất, đạt 6,6 tỷ USD trong năm 2013.
- Alipay thuộc Alibaba Group, phát hành năm 2004, thống lĩnh thị trường thánh toán thông qua điện thoại di động ở Trung Quốc với hơn 100 triệu người dùng đăng ký sử dụng đến cuối năm 2013.
- Google Wallet: Ra mắt tại Mỹ vào tháng 9/2011, thu hút khoảng 10 triệu lượt tải về từ Google Play và có 500 triệu USD được giao dịch tại Mỹ vào năm 2012 với khoảng 12,8 tỷ USD trên toàn cầu.
- Passbook: Apple công bố vào năm 2012 tại Mỹ, người dùng có thể sử dụng iPhone để quét hình ảnh, mã vạch của các thẻ mua sắm, vé máy bay, vé xem phim …, biến chiếc điện thoại thành một dạng ví điện tử.
- Paypass: Ra đời năm 2012 tại Mỹ bởi nhà phát hành thẻ lớn thứ hai thế giới MasterCard, đã phát hành ứng dụng hỗ trợ PayPass cho Android, cho phép thanh toán trên điện thoại mà không cần phải đăng nhập thông tin thẻ, hãng cũng đã ký một thỏa thuận hợp tác với 30.000 đại ký trên thế giới và nhiều ngân hàng có uy tín.
Xem tại: vận chuyển – ship hàng
CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN NÀY.